Hướng dẫn xông hơi bằng lá trầu không đúng cách

Đăng bởi Sawo Viet Nam vào lúc 26/05/2023

Xông hơi bằng lá trầu không là một phương pháp truyền thống được sử dụng từ lâu đời để chăm sóc sức khỏe và giữ gìn vẻ đẹp cho cơ thể. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tác dụng giải độc, điều trị các bệnh về hô hấp, cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau nhức và tăng cường sức khỏe. Mời bạn cùng tìm hiểu về xông hơi bằng lá trầu không qua bài viết sau nhé!

1. Công dụng khi xông hơi lá trầu không

Theo một số nghiên cứu y học, lá trầu không có tính ấm, vị cay và chứa các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Do đó, lá trầu không được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ẩm thực, y học cổ truyền và làm đẹp.

Lá trầu không

Vậy xông hơi bằng lá trầu có tác dụng gì? Các công dụng do phương pháp xông hơi bằng lá trầu không mang lại bao gồm:

1.1. Se khít vùng kín

Theo các nghiên cứu cho thấy, tinh dầu lá trầu không chứa một lượng lớn hoạt chất talin, đường, diantara, ... có khả năng ức chế hoạt động và ngăn sự phát triển của vi khuẩn, nấm. 

Điều này làm hạn chế tình trạng viêm nhiễm gây ngứa, đồng thời giúp vùng kín trở nên thơm tho, sạch sẽ. Ngoài ra, lá trầu không còn làm se khít vùng âm đạo do bị co giãn sau khi sinh nở. 

1.2. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Xông hơi bằng lá trầu không có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ do tác dụng giảm đau, giảm sưng và giảm viêm trong vùng trĩ của lá. Lá này còn có tính diệt khuẩn tốt nên có khả năng làm nhỏ các búi trĩ.

Ngoài ra phương pháp này còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm tình trạng táo bón, làm giảm áp lực hậu môn và tình trạng tái phát bệnh trĩ.

1.3. Chữa các bệnh phụ khoa

Cải thiện triệu chứng bệnh phụ khoa

Liệu pháp xông hơi này giúp cải thiện tình trạng các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, … nhờ vào tính kháng khuẩn và kháng viêm.

Các đặc tính này giúp giảm viêm, đau, ngứa vùng kín. Từ đó, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến vùng kín.

1.4. Kháng vi khuẩn và chống viêm

Xông hơi lá trầu không có một công dụng nổi trội là chống viêm, khử trùng và sát khuẩn giúp bỏ các vi khuẩn và giảm sự viêm nhiễm tại vùng kín. Bên cạnh đó, còn có thể tăng cường khả năng chống lại các bệnh lý và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

1.5. Làm đẹp da

Nhờ các chất như vitamin C, muối khoáng, các hoạt chất chống oxy hóa có trong lá giúp ngăn ngừa và giảm thiểu sự hình thành của các gốc tự do trong da từ đó khiến da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp làm sạch da, loại bỏ các tế bào chết và bụi bẩn, làm se khít lỗ chân lông và hỗ trợ điều trị mụn.

Lá trầu không giúp làm đẹp da

1.6. Loại bỏ mùi hôi

Lá trầu không được coi là một phương pháp loại bỏ mùi hôi. Do lá có tính chất kháng khuẩn và khử mùi nên giúp ngăn ngừa và loại bỏ sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng nước lá trầu không để rửa tay hoặc chân để loại bỏ mùi hôi, hoặc tinh dầu này để làm sạch không khí, khử mùi phòng xông hơi hiệu quả.

1.7. Thư giãn và giảm căng thẳng

Lá trầu không cũng có khả năng giúp thư giãn giảm căng thẳng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng thành phần Linalool và Linalyl Acetate có trong lá  có tác dụng giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn.

Khi xông hơi bằng lá trầu không khiến tâm trạng được cải thiện, tinh thần thư giãn và giúp cơ thể lấy lại năng lượng.

2. Hướng dẫn cách xông hơi bằng lá trầu không

Xông hơi bằng lá trầu không mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe con người nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ dẫn đến những hiệu quả xấu. Sau đây là một số cách xông hơi lá trầu không bạn có thể tham khảo:

2.1. Xông hơi mặt

Để xông mặt bằng lá trầu không, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Nguyên liệu xông hơi lá trầu không

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá trầu không: Làm sạch bằng nước muối, sau đó rửa lại với nước.
  • Muối trắng

Bước 2: Chuẩn bị nước xông hơi

Cho lá trầu không vào nồi với 1 lít nước và một chút muối trắng. Đậy kín nắp để tinh chất không bị bay ra hết và tiến hành đun sôi trong 5 phút. Sau đó tắt bếp và chờ nước nguội rồi tiến hành xông mặt.

Bước 3: Thực hiện xông hơi

  • Trùm khăn kín đầu để đảm bảo hơi nước không bị thoát ra ngoài. bạn nên để mặt cách mặt nước khoảng 30/40cm và mở hé vung từ từ để da mặt có thể hấp thụ và thẩm thấu.
  • Thời gian xông hơi khoảng 10/15 phút. Sau khi kết thúc xông hơi, bạn dùng khăn sạch lau lại mặt và nghỉ ngơi chờ da được rồi rửa mặt lại và tiến hành các bước chăm sóc da.

Xông mặt bằng lá trầu không

2.2. Xông hơi vùng kín

Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa, làm sạch vùng kín và giảm mùi hôi. Phương pháp này được áp dụng nhiều trong cuộc sống, phù hợp với phụ nữ sau sinh hay người mắc bệnh phụ khoa.

Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không

Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây để xông hơi vùng kín bằng lá trầu không:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá trầu không: Rửa sạch bằng nước muối
  • Muối trắng

Bước 2: Nấu nước xông hơi

Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và đun sôi. Sau khi sôi, bạn nên để nước nguội bớt rồi mới xông để tránh gây bỏng rát.

Bước 3: Xông hơi

  • Trước khi xông, bạn nên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm. Bạn có thể sử dụng ghế xông hơi dành cho bà bầu và đặt chậu nước xông dưới ghế rồi ngồi xông. 
  • Thực hiện xông hơi trong khoảng 15 phút, sau đó lau khô vùng kín bằng khăn mềm sạch.

2.3. Xông để điều trị bệnh trĩ

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Rửa sạch các nguyên liệu sau đây, sau đó cho vào cối cùng một chút muối và giã nhỏ.

  • 1 quả cau (cắt thành miếng nhỏ)
  • 7 quả bồ kết
  • 7 hạt gấc 
  • 7 lá trầu không

Nguyên liệu xông hơi điều trị bệnh trĩ

Bước 2: Chuẩn bị nước xông

Cho các nguyên liệu đã sơ chế trên vào nồi và đổ nước vào. Tiến hành đun đến khi nước sôi thì cho nhỏ lửa và tiếp tục đun trong vòng 5 phút.

Bước 3: Thực hiện xông hơi

Sau khi chuẩn bị xong nước sôi, bạn đợi nước nguội và tiến hành xông hậu môn khoảng 10/15 phút giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả.

3. Lưu ý khi xông hơi bằng lá trầu không

Dù liệu pháp này mang đến nhiều công dụng, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều khi xông hơi để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

  • Chọn lá trầu không: Lá trầu tươi, không bị sâu bệnh hay tẩm các hóa chất độc hại.
  • Số lượng lá khi xông hơi: Chỉ nên dùng khoảng 10 lá / 1 lần xông, tránh việc dùng quá nhiều gây ra kích ứng.
  • Nước lá trầu không nên để lại đến ngày hôm sau để phòng ngừa sản sinh vi khuẩn gây bệnh.
  • Giữ khoảng cách hợp lý giữa khu vực cần xông hơi đến mặt nước, thông thường từ 30/40 cm để tránh gây bỏng da.
  • Tần suất xông: Không nên lạm dụng xông hơi bằng lá trầu không quá nhiều và quá lâu. Chỉ nên xông hơi từ  1/2 lần/tuần và mỗi lần khoảng 15 phút.
  • Nếu lá trầu không sử dụng cho da mặt thì khi ra ngoài bạn cần che chắn kĩ và bôi kem chống nắng để tránh bị bắt nắng.

Trên đây là tất cả những thông tin về xông hơi lá trầu không. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong liệu pháp xông hơi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp để việc xông hơi đạt hiệu quả nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược khác xông hơi để có được những công dụng khác nhau như: tía tôlá lốtngải cứu, bạc hà... Bạn có thể sử dụng những dược liệu này trong phòng xông hơi để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt phòng xông hơi, bồn tắm massage, bể bơi gia đình, spa, resort... hãy liên hệ với Sawo Việt Nam qua hotline 0967 673 086 để được tư vấn tốt nhất.

Tags : xông hơi bằng lá, lá trầu xông hơi
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
0967673086